Mất răng có niềng răng được không? Giải pháp tối ưu nhất khi bị mất răng

Mất răng có niềng răng được không? Giải pháp tối ưu nhất khi bị mất răng

Ngày nay với sự phát triển hiện đại của ngành y học nha khoa, việc mất một hay nhiều răng không còn là lo lắng mất thẩm mỹ nữa, thay vào đó có nhiều phương pháp can thiệp để cải thiện răng về vị trí mong muốn hoặc lấp đầy khoảng trống mất răng. Trong số câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nhất đó là: “Mất răng có niềng răng được không?”. Hãy cùng Nha khoa Minh Châu theo dõi bài viết sau đây để tìm cho mình câu trả lời bạn nhé.

Cấu trúc răng hàm của người trưởng thành

Trước khi đến với câu trả lời về việc mất răng có niềng răng được không thì mọi người cần hiểu chính xác về cấu tạo răng hàm của mình cũng như vai trò và vị trí cụ thể từng răng trong cung hàm.

Một người trưởng thành có tổng cộng 32 răng chia thành 4 nhóm chính có vai trò khác nhau trên cung hàm là răng cửa; răng hàm nhỏ; răng hàm lớn và răng nanh.

  • Nhóm răng cửa gồm 8 răng: Chia đều cho hàm trên và hàm dưới đảm nhiệm vai trò thẩm mỹ, cắn và xé thức ăn.
  • Nhóm răng hàm nhỏ 8 răng: Gồm 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới để xé và nghiền nát thức ăn.
  • Nhóm răng hàm lớn có 12 cái: Chia đều 6 răng hàm trên và 6 răng hàm dưới giữ vai trò chính là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.
  • Nhóm răng nanh có 4 cái: Trong đó 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới giữ vai trò kẹp và xé thức ăn.

Cấu trúc răng hàm của người trưởng thành

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng

Mất răng gây khó khăn cho bệnh nhân trong quá trình ăn uống và làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ dẫn đến mất tự tin ở người bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân dễ làm mất răng mà mọi người cần lưu ý:

Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Vấn đề vệ sinh răng miệng vẫn luôn là chủ đề quen thuộc hiện nay khi phần lớn những trường hợp mắc bệnh răng miệng đều xuất phát từ việc chăm sóc răng miệng không đúng cách làm cho răng bị tổn thương từ nhẹ đến nghiêm trọng gây mất một răng hoặc toàn bộ răng.

Chế độ ăn dinh dưỡng thiếu khoa học

Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt hay đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám cao răng, được xem là điều kiện thuận lợi để hình thành các bệnh răng miệng, đồng thời cũng là tiền đề gây mất răng nếu tiếp tục trong thời gian dài.

Chế độ ăn dinh dưỡng thiếu khoa học

Chấn thương hoặc tai nạn

Nhiều tình huống bị mất răng do va đập mạnh, chấn thương hoặc bị tai nạn, lúc này cách khắc phục tối ưu nhất là trồng răng vì nếu để quá lâu sẽ làm tăng tỷ lệ bị tiêu xương hàm.

Thay đổi hormone trong cơ thể

Thay đổi hormone làm mất răng là nguyên nhân hiếm khi xảy ra nhưng vẫn có số ít xảy ra, đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mang thai bị thay đổi hormone dễ bị mất răng.

Mất răng có niềng răng được không? Giải pháp nào tối ưu nhất?

Như chúng ta đã biết niềng răng là giải pháp được sử dụng để điều chỉnh lại vị trí răng theo mong muốn, vậy đối với trường hợp mất răng có niềng răng được không? Câu trả lời là “Có”, tuy nhiên các nha sĩ sẽ dựa vào từng trường hợp mất răng, cụ thể đối với thiếu răng bẩm sinh; sâu răng; bị gãy;… đều có thể can thiệp chỉnh nha và sẽ có giải pháp từng giải pháp niềng răng phù hợp.

Mất răng có niềng răng được không? Giải pháp nào tối ưu nhất?

Khoảng trống mất răng nhỏ

Đối với trường hợp khoảng trống mất răng nhỏ và các răng khác trong cung hàm chen chúc nhau, các nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp chỉnh nha bằng niềng răng trong suốt Invisalign hoặc niềng răng mắc cài.

Hai giải pháp trên được thực hiện bằng cách sử dụng dây cung, mắc cài và khay niềng để kéo răng đều lại gần nhau, lấp đầy các khoảng trống của răng bị mất, dưới đây là đặc điểm từng loại bạn đọc có thể tham khảo để có lựa chọn tốt nhất cho mình.

  • Niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài): Sử dụng khay niềng trong suốt tương ứng với cấu trúc răng từng người, nhận được nhiều sự quan tâm bởi tính thẩm mỹ cao.
  • Niềng răng mắc cài: Sử dụng các khí cụ như dây cung; dây thun; mắc cài;… để lấp đầy khoảng trống mất răng và kéo răng lại gần với nhau, không bị xô nghiêng về khoảng trống. Đối với niềng răng mắc cài, tùy thuộc vào nhu cầu mà có thể chọn lựa các loại như mắc cài kim loại thường hoặc tự động, mắc cài sứ thường hoặc tự động.

Khoảng trống mất răng nhỏKhoảng trống mất răng nhỏ

Khoảng trống mất răng lớn

Đối với khoảng trống mất răng lớn, không thể kéo răng lại như trường hợp trên hoặc gặp các vấn đề về cung hàm như răng hô; răng mọc lệch;… thì phương pháp chỉnh nha tối ưu nhất để phục hình răng bị mất đó là trồng răng Implant, trước đó người bệnh sẽ được chỉ định niềng răng giúp các khoảng cách răng ngắn và đều hơn để chuẩn bị cho quá trình trồng răng.

Bài viết trên hy vọng đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi mất răng có niềng răng được không, cũng như chia sẻ về những nguyên nhân gây mất răng phổ biến nhất, từ đó mọi người sẽ chủ động phòng ngừa và can thiệp kịp thời trước khi tình trạng răng miệng trở nên nghiêm trọng.

Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến niềng răng, đừng ngần ngại liên hệ đến HOTLINE hoặc đến trực tiếp phòng khám Nha khoa Minh Châu để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

THÔNG TIN LIÊN HỆ NHA KHOA MINH CHÂU

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *