LƯU Ý KHI ĐEO MÁNG NHAI THƯ GIÃN CƠ HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN

LƯU Ý KHI ĐEO MÁNG NHAI THƯ GIÃN CƠ HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN

  1. Cảm giác
  • Bắt đầu đeo hàm sẽ thấy vướng do khối nhựa chưa quen.
  • Bệnh nhân sẽ dễ chịu ngay lập tức sau khi đeo máng nhai 1-2h. Ngày thứ nhất bệnh nhân bắt đầu cảm giác dễ chịu hơn.
  • Nếu đau hay vướng cản quay lại phòng khám để Bác sĩ chỉnh sửa máng nhai cho phù hợp.
  1. Thời gian đeo hàng ngày
  • Đeo buổi tối đi ngủ liên tục, sáng ngủ dậy vệ sinh rửa máng sạch cho vào hộp.
  • Không đeo khi ăn nhai
  • Không ngâm máng trong nước nóng hay dung dịch khác.
  1. Chế độ ăn – sinh hoạt
  • Bạn vẫn ăn uống bình thường.
  • Hạn chế nhai đồ dai quá lâu như kẹo cao su, mực nướng, sắn dây…
  • Thay đổi lại thói quen ngồi đúng giờ, không thức khuya, cân bằng lại ng việc hoặc có thể đổi ng việc cho phù hợp nếu stress…
  1. Cách vệ sinh và bảo quản máng nhai
  • Trước khi đeo rửa sạch tay và máng cho vào đeo.
  • Sáng ngủ dậy vệ sinh máng bằng nước thông thường. Có thể dùng bàn chải với 1 chút kem đánh răng để làm sạch máng.Sau đó cho vào hộp bảo quản tránh mất máng.
  1. Thời gian theo dõi
  • Ngày thứ nhất: Bác sĩ sẽ gọi điện kiểm tra tình trạng máng của bạn và theo dõi diễn biến. Bạn sẽ quay trở lại phòng khám kiểm tra sau 1 tuần sau đeo máng.
  • Tiếp tục duy trì đeo máng nếu thấy giảm triệu chứng sau 3 tháng tiếp.
  • Khi các triệu chứng mỏi hàm, vai gáy hết bạn thấy thư thái có thể dừng đeo máng sau 4-6 tháng. Hãy cất máng, có thể sẽ đeo lại nếu có triệu chứng quay trở lại.
  • Hãy thay đổi lối sống tích cực và cân bằng cuộc sống để giảm vấn đề căng thẳng stress.
  • Hãy tái khám với Bác sĩ của bạn khi cần.
  1. Bài tập bổ trợ hàng ngày
  • Bài tập vận động khớp theo video hướng dẫn.
  • Bài tập tự massage trị liệu cơ cắn và cơ thái dương mà Bác sĩ hướng dẫn.
Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *