Răng móm là hiện tượng khớp cắn bị lệch hoặc khớp cắn ngược. Hiện tượng thường ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của bệnh nhân. Vậy người bị móm có nên niềng răng không? Hãy cùng Nha khoa Minh Châu tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Hiện tượng răng bị móm là gì?
Nhiều người vẫn còn thắc mắc liệu bị móm có nên niềng răng không? Trên thực tế thì răng móm là một hiện tượng khớp cắn bị sai lệch, thường được gọi là khớp cắn ngược. Các dấu hiệu phổ biến của răng móm bao gồm:
- Hàm dưới bao phủ bên ngoài so với hàm trên.
- Răng hàm trên thường mọc vào trong, trong khi răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài.
- Xương hàm dưới thường dài và nhô về phía trước nhiều hơn so với xương hàm trên.
- Khung xương cằm thường bị lệch và nhô hẳn về phía trước.
Với tình trạng răng móm, phương pháp niềng răng thẩm mỹ thường được coi là phương án tốt nhất để điều trị và khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, quyết định niềng răng phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Điều quan trọng là bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ về các phương pháp niềng răng phù hợp. Phương án tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để kiểm tra tình trạng răng móm và xác định phương án điều trị phù hợp nhất.
Bị móm có niềng răng được không? Các phương pháp niềng răng móm hiệu quả
Người bị móm có nên niềng răng bằng cách mắc cài kim loại?
Có hai loại mắc cài kim loại khi niềng răng móm có thể kể đến như: mắc cài kim loại tiêu chuẩn và mắc cài kim loại tự đóng. Đây là phương pháp điều trị chỉnh nha bằng cách sử dụng dây cung, với các mắc cài kim loại được đặt ở mặt ngoài của răng. Chức năng chính của chúng là tạo lực kéo để di chuyển răng về vị trí đúng trên cung hàm.
Niềng răng mắc cài kim loại được biết đến với sự bền bỉ và khả năng chịu đựng lực kéo mạnh mẽ. Quá trình niềng răng này thường kéo dài khoảng 18 – 24 tháng. Tuy nhiên, thời gian này có thể biến đổi tùy thuộc vào tình trạng răng ban đầu của từng bệnh nhân.
Phương pháp niềng răng này có chi phí thấp hơn so với các phương pháp khác, và nó giúp rút ngắn thời gian điều trị đáng kể. Điều này giúp răng được điều chỉnh về vị trí mong muốn nhanh hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng dây đai nhiều màu sắc khi niềng răng làm cho phương pháp này trở nên đặc biệt phù hợp cho trẻ em.
Niềng răng mắc cài mặt trong khắc phục răng móm?
Niềng răng mắc cài mặt trong có cấu trúc tương tự như niềng răng bằng mắc cài kim loại, nhưng đặc điểm quan trọng là vị trí của các mắc cài nằm ở mặt trong của răng. Những mắc cài này sẽ được gắn ẩn đi và hoàn toàn không thể nhận biết từ bên ngoài. Điều này giúp cải thiện tính thẩm mỹ vốn là nhược điểm của dòng mắc cài kim loại.
Kỹ thuật niềng răng mắc cài trong này được đánh giá là phức tạp và đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tế đáng kể để thực hiện.
Người bị móm có nên niềng răng niềng răng mắc cài sứ?
Phương pháp niềng răng mắc cài sứ hoàn toàn tương tự với việc niềng răng bằng cài kim loại. Cả hai phương pháp đều sử dụng dây cung và các cài được đặt trên răng để định vị và điều chỉnh vị trí răng trên cung hàm. Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất nằm ở chất liệu mắc cài, với mắc cài sứ được làm từ sứ và các vật liệu vô cơ khác. Điều này đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân và tránh gây kích ứng.
Bên cạnh đó, cài sứ còn được ưa chuộng bởi giá trị thẩm mỹ mà nó mang lại. Đặc biệt khi màu sắc của cài sứ gần như giống với màu răng tự nhiên, điều này khiến cho việc nhận biết chúng trở nên khó khăn và giúp nụ cười trông tự nhiên hơn.
Người bị móm có nên niềng răng trong suốt?
Niềng răng trong suốt Invisalign là một bước phát triển mới trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ. Phương pháp này sử dụng một loạt các khay trong suốt, được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân cụ thể. Những khay này có thể dễ dàng tháo lắp, giúp bệnh nhân dễ dàng vệ sinh khay niềng hiệu quả.
Không chỉ giúp di chuyển răng một cách hiệu quả, Invisalign còn tạo nên một vẻ thẩm mỹ tự nhiên cho nụ cười. Chính những lý do trên mà chi phí của niềng răng invisalign thường cao hơn nhiều so với những phương pháp niềng răng khác.
Quy trình niềng răng cho người bị móm tại Nha khoa Minh Châu
Trước khi niềng răng cho người bị móm
- Bước 1: Đầu tiên, Nha khoa Minh Châu sẽ tiến hành kiểm tra và thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy mẫu hàm và thực hiện các chụp phim ngoài miệng và mặt. Sử dụng kết quả từ phim Cone Beam CT 3D và thiết bị kỹ thuật số, bác sĩ sẽ có đủ thông tin để phân tích một cách chính xác tình trạng của răng và hàm. Bác sĩ tại Nha khoa Minh Châu sẽ dựa vào dữ liệu này để thiết kế một kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng của bạn.
- Bước 2: Tiếp theo, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Quá trình tư vấn này bao gồm các yếu tố không thể thiếu như thứ tự ưu tiên điều trị chỉnh nha, lên kế hoạch tạo khoảng trống cho răng,… Có như vậy, bác sĩ mới có thể đảm bảo rằng kế hoạch điều trị chỉnh nha sẽ đạt được hiệu quả tối đa và toàn diện nhất.
- Bước 3: Sau khoảng 2 ngày, bác sĩ sẽ gửi phác đồ điều trị chi tiết đến bệnh nhân. Khi bệnh nhân đồng ý với kế hoạch này, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám với nha sĩ để bắt đầu quá trình điều trị. Thỏa thuận bao gồm thông tin về phương pháp chỉnh nha phù hợp, thời gian dự kiến cho quá trình điều trị, lịch hẹn tái khám và quá trình điều trị cụ thể từng giai đoạn.
- Bước 4: Theo kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành quá trình chỉnh nha cho bệnh nhân. Sự lựa chọn giữa mắc cài kim loại hoặc sứ sẽ tùy thuộc vào sự lựa chọn và nhu cầu riêng của bệnh nhân. Trong bước này, bác sĩ sẽ tiến hành việc làm sạch răng miệng và gắn các mắc cài lên bề mặt răng của bạn.
Sau khi niềng răng cho người bị móm
Sau khi hoàn thành quá trình niềng răng, các bác sĩ tại Nha khoa Minh Châu sẽ hướng dẫn cách bảo quản và vệ sinh răng miệng đúng cách tại nhà. Các bước sẽ bao gồm việc chải răng kỹ lưỡng bằng bàn chải kẽ răng, sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước,… Tất nhiên, bác sĩ sẽ không quên hẹn bệnh nhân tái khám. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra. Đồng thời đánh giá phản ứng của lực kéo răng để giúp răng di chuyển vào đúng vị trí.
Trong suốt quá trình điều trị, Nha khoa Minh Châu không chỉ cung cấp hướng dẫn về chăm sóc răng miệng và cung cấp gợi ý về chế độ ăn uống phù hợp trong quá trình niềng răng, mà còn giúp đặt lịch hẹn và chụp phim để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra thuận lợi. Chúng tôi sẽ đồng hành và cam kết mang đến dịch vụ tốt nhất cho bệnh nhân suốt chặng đường niềng răng cho đến khi quá trình này kết thúc.
Niềng răng khi bị móm nên lưu ý những điều gì?
Người bị móm nên đeo niềng răng càng sớm càng tốt. Độ tuổi lý tưởng để niềng răng rơi vào khoảng từ 8 đến 18 tuổi. Khi trưởng thành, bệnh nhân vẫn có thể niềng răng. Tuy nhiên, ở độ tuổi này thì xương hàm đã vững chắc. Thế nên việc việc niềng răng sẽ trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian khi niềng răng trong độ tuổi trưởng thành.
Hầu hết những người bị móm khi đeo niềng răng sẽ phải thực hiện thêm bước nhổ răng. Mục đích chính là tạo khoảng trống cho răng di chuyển.
Thời gian để răng di chuyển thay đổi theo từng giai đoạn. Thời gian trung bình cho quá trình niềng răng là 1,5 – 2 năm. Sau thời gian này, vị trí của răng sẽ bắt đầu ổn định.
Người mới đeo niềng cần chú ý đến chế độ ăn uống để tránh tình trạng mắc cài bị lỏng. Thức ăn nên được cắt thành miếng nhỏ để tránh dính vào mắc cài. Người bệnh nên hạn chế thức ăn cứng và dai. Đồng thời tránh ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước uống có gas để giảm sâu răng.
Trên đây là những thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi “bị móm có nên niềng răng không”. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong việc sử dụng niềng răng để điều trị răng móm. Nếu bạn đang có thắc mắc nào liên quan đến niềng răng, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE Nha khoa Minh Châu để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHA KHOA MINH CHÂU
- Cơ sở 1: Căn số 4 – Khu Liền Kề Trần Bình (Đối diện 158 Trần Bình), Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Cơ sở 2: 401 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Facebook: Nha khoa Minh Châu
- Youtube: Nha khoa Minh Châu
- Tiktok: Nha khoa Minh Châu
- Website: nhakhoaminhchau.com
- Hotline: 0868.594.666 / 0246.294.6262