Hiện nay, có khá nhiều người đang gặp phải tình trạng răng bị tụt lợi khi niềng răng. Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Minh Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Có thể bạn quan tâm:
- Vì sao niềng răng xong vẫn xấu? Nguyên nhân do đâu?
- Niềng răng có phải nhổ răng không?
- Liệu 19 tuổi niềng răng bao lâu thì mới tháo niềng?
- Liệu phương pháp niềng răng hô hàm trên có thực sự hiệu quả?
Tụt lợi là gì?
Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu, là tình trạng nướu răng bị tiêu đi, khiến chân răng lộ ra nhiều hơn, gây ảnh hưởng không chỉ đến tình trạng sức khỏe của răng miệng mà còn đến thẩm mỹ. Tụt lợi có thể xảy ra tại một vị trí cụ thể hoặc trên toàn bộ hàm răng, gây tăng nguy cơ các vấn đề răng miệng như việc dễ hình thành mảng bám và vôi răng, ê buốt kéo dài, răng lung lay và gây khó khăn trong việc ăn nhai. Trong trường hợp nghiêm trọng, tụt lợi có thể dẫn đến việc mất răng.
Hậu quả tụt lợi khi niềng răng là gì?
Tụt lợi là một vấn đề phổ biến về sức khỏe răng miệng, tuy nhiên nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, có thể gây ra các hậu quả không mong muốn như sau:
- Tụt lợi khiến cho phần chân răng lộ ra nhiều hơn. Khi điều này xảy ra, bề mặt ngà răng không còn được bảo vệ, dẫn đến cảm giác ê buốt khi ăn thực phẩm nóng, lạnh, chua, hoặc ngọt.
- Tụt lợi kéo dài có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn. Điều này xảy ra do những mô mềm xung quanh chân răng trở nên yếu hơn, không giữ được chân răng dẫn đến răng bị lung lay và mất răng.
- Tụt lợi khi niềng răng tạo điều kiện cho mảng bám và thức ăn tích tụ, tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn. Điều này có nguy cơ gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu,…
- Tụt lợi khiến cho răng trở nên dài và to hơn so với bình thường. Điều này có thể làm cho nụ cười không đẹp, ảnh hưởng đến sự tự tin và ngại ngùng khi giao tiếp với người khác.
Vì vậy, việc chăm sóc và chữa trị tụt lợi là rất quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng và sự tự tin khi giao tiếp.
Các nguyên nhân gây ra tụt lợi khi niềng răng
Hiện tượng tụt lợi khi niềng răng thường do các nguyên nhân phổ biến dưới đây:
Mảng bám cao răng
Khi niềng răng các mắc cài gây cản trở trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong việc vệ sinh răng miệng. Khá nhiều người không có đủ kiên nhẫn để làm sạch từng kẽ răng, và theo thời gian các mảnh thức ăn tích tụ tạo thành mảng bám cao trên chân răng.
Điều này tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn trong miệng. Hậu quả là có thể dẫn đến các vấn đề về bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nướu,… và cuối cùng dẫn đến tụt lợi.
Đánh răng không đúng cách
Rất nhiều người khi niềng răng không coi trọng việc đánh răng đúng cách, gây tổn thương và viêm nhiễm cho răng miệng, dẫn đến tình trạng tụt lợi. Có một số nguyên nhân khiến bạn có thể bị tụt lợi, bao gồm:
- Sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng, dẫn đến tổn thương niêm mạc lợi.
- Đánh răng quá mạnh, gây trầy xước, chảy máu và viêm nhiễm. Nếu tiếp tục đánh răng quá mạnh trong một thời gian dài, lợi sẽ bị tụt giảm và chân răng trở nên dài hơn bình thường.
Chế độ ăn uống không phù hợp
Một chế độ ăn uống không phù hợp trong quá trình niềng răng là khi không tuân thủ các hướng dẫn về chế độ ăn uống từ bác sĩ. Nếu cố ý ăn các loại thức ăn cứng, dai và khó nhai thường xuyên, có thể dẫn đến việc mắc cài bung ra, gãy hoặc nguy cơ cao nhất là răng trở nên lung lay và tụt lợi. Vì vậy, trong suốt quá trình niềng răng, nên hạn chế việc tiêu thụ các loại thức ăn khó nhai, nên ăn các loại thức ăn mềm để đảm bảo an toàn cho quá trình niềng răng.
Mắc các bệnh lý về răng miệng
Khi không duy trì việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng cẩn thận trong quá trình niềng răng, nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng tăng lên đáng kể. Những bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, và viêm nha chu thường là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tụt lợi khi niềng răng.
Hơn nữa, việc không điều trị kịp thời và triệt để các bệnh lý về răng miệng trước khi bắt đầu điều trị niềng răng cũng có thể dẫn đến tình trạng tụt lợi. Do đó, trước khi quyết định niềng răng, cần chắc chắn rằng mọi bệnh lý răng miệng đã được điều trị hoàn toàn để đảm bảo ngăn ngừa tình trạng tụt lợi khi niềng răng xảy ra.
Lực siết mắc cài không phù hợp
Khi lực siết quá mạnh, áp lực này có thể tác động đến nướu, làm răng lung lay và yếu đi. Vì vậy, việc điều chỉnh lực siết mắc cài chính là một yếu tố quan trọng và phụ thuộc vào kiến thức và chuyên môn của bác sĩ nha khoa. Khi đến với Nha khoa Minh Châu bạn hoàn toàn có thể an tâm mà không cần lo lắng về vấn đề này.
Tay nghề của bác sĩ
Một điều quan trọng cần lưu ý là tay nghề của bác sĩ chỉnh nha. Khi bác sĩ tạo lực siết quá mạnh so với tình trạng răng của bệnh nhân, có nguy cơ gây ra hiện tượng tụt lợi khi niềng răng. Khi xảy ra trường hợp này, răng dễ bị lung lay và có nguy cơ mất răng. Nếu phát hiện có biểu hiện tụt lợi hoặc răng bị lung lay do bác sĩ thực hiện niềng răng sai cách, hãy nhanh chóng tới một nha khoa khác để được tư vấn và kiểm tra.
Điều này cũng minh chứng rằng việc lựa chọn bác sĩ chỉnh nha đòi hỏi sự cẩn thận và tính toán kỹ lưỡng từ ngay những bước đầu tiên. Bạn cần tìm kiếm một bác sĩ có uy tín và có tay nghề, chuyên môn cao để đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ.
Làm thế nào để hạn chế tụt nướu khi niềng răng?
Để hạn chế tình trạng tụt lợi khi niềng răng, sau đây là một số điều bạn cần lưu ý:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Trong quá trình niềng răng, việc duy trì răng miệng sạch sẽ rất quan trọng. Bệnh nhân cần chăm sóc răng miệng một cách cẩn thận bằng cách sử dụng bàn chải đánh răng mềm dành riêng cho người đang niềng răng. Kết hợp việc sử dụng tăm nước và chỉ nha khoa để loại bỏ mọi mảng bám thức ăn, nhằm ngăn ngừa tình trạng tụt lợi.
Đánh răng đúng cách
Không nên đánh răng quá mạnh, vì điều này có thể gây tổn thương cho nướu. Thay vào đó, hãy thực hiện thao tác đánh răng nhẹ nhàng theo hướng dọc, để bảo vệ nướu và không làm lung lay mắc cài.
Lựa chọn nha khoa uy tín để niềng răng
Rất nhiều trường hợp tụt lợi khi niềng răng xảy ra do việc thiếu kinh nghiệm của các bác sĩ hoặc thực hiện không đúng kỹ thuật, dẫn đến việc bệnh nhân không thể đạt được kết quả chỉnh nha mà họ mong muốn. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn nên lựa chọn một nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kiến thức và kinh nghiệm, đã thực hiện thành công hàng ngàn trường hợp chỉnh nha khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn trong suốt quá trình điều trị.
Với những thông tin trên, Nha khoa Minh Châu hy vọng rằng bạn đã nắm rõ nguyên nhân gây ra việc tụt lợi khi niềng răng và cách ngăn ngừa một cách hiệu quả. Nếu bạn đang gặp vấn đề về niềng răng hay các vấn đề về bệnh lý răng miệng khác, đừng ngần ngại hãy đến ngay Nha khoa Minh Châu để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHA KHOA MINH CHÂU
- Cơ sở 1: Căn số 4 – Khu Liền Kề Trần Bình (Đối diện 158 Trần Bình), Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Cơ sở 2: 401 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Facebook: Nha khoa Minh Châu
- Youtube: Nha khoa Minh Châu
- Tiktok: Nha khoa Minh Châu
- Website: nhakhoaminhchau.com
- Hotline: 0868.594.666 / 0246.294.6262