Đau nhức trong quá trình niềng răng là điều không thể tránh khỏi. Trong bài viết dưới đây, Nha khoa Minh Châu sẽ tổng hợp đến bạn 10 cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả, giúp bạn có thể chủ động hạn chế được những cơn đau và có một kết quả chỉnh nha như mong đợi.
Có thể bạn quan tâm:
- Giải đáp từ chuyên gia: 25 tuổi niềng răng được không?
- Niềng răng cho trẻ 8 tuổi có quá sớm hay không?
- Khay niềng răng trong suốt là gì? Ưu điểm nổi bật của niềng răng trong suốt
- Các giai đoạn niềng răng, chỉnh nha có thể bạn chưa biết
Đau răng khi niềng nguyên nhân do đâu?
Trong quá trình đưa răng từ đến vị trí sai lệch đến vị trí phù hợp trên cung hàm không thể không gặp các vấn đề khiến cho răng cảm thấy đau nhức. Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân chính khiến cho bạn cảm thấy đau nhức khi niềng răng như:
Đau khi di chuyển răng
Trong quá trình siết răng niềng, bác sĩ sẽ dùng một lực kéo tác động lên răng nhằm kéo răng di chuyển đến vị trí đã được định trước. Sau mỗi lần bác sĩ thực hiện giai đoạn này, răng của bạn sẽ xuất hiện cảm giác ê và đau nhức trong khoảng từ 2 đến 3 ngày.
Trong khoảng thời gian này, bạn nên tránh những loại thức ăn cứng, thay vào đó bạn nên ăn những loại thức ăn mềm như cháo, súp hoặc các loại thức ăn không cần nhiều đến sức nhai nhiều. Nếu sau khoảng thời gian trên mà răng vẫn còn đau nhức, bạn nên gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và điều chỉnh lại lực siết.
Đau do nhổ răng
Đau trong quá trình nhổ răng là điều không thể tránh khỏi. Bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng nhằm tạo khoảng trống giúp răng có thể di chuyển. Và số lượng răng cần nhổ còn phụ thuộc vào tình trạng răng và chỉ định từ bác sĩ.
Khi nhổ răng, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tê nên bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau nhức, Tuy nhiên sau khi thuốc tê hết hiệu quả, vùng nhổ răng có thể sẽ bị đau, và nó sẽ đau trong mức độ mà bạn có thể chịu được.
Để hạn chế cơn đau từ việc nhổ răng, bạn có thể uống thuốc giảm đau được bác sĩ kê theo đơn sau khi vừa nhổ răng.
Đau trong thời gian đầu chưa quen khí cụ/mắc cài
Trong giai đoạn ban đầu khi vừa đeo mắc cài, bạn sẽ phải trải qua những cảm giác đau răng do áp lực từ thiết bị niềng răng như thun tách kẽ, khâu, nong hàm,… Những bộ phận này có thể sẽ vướng vào môi và má, làm trầy xước ở các điểm tiếp xúc. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu khi mới đeo mắc cài, bạn cũng có thể cảm thấy đau nhức, nhưng sau khoảng 1 – 2 tháng, bạn sẽ quen dần và không còn cảm nhận cảm giác này nữa.
Có nên uống thuốc giảm đau khi niềng răng
Việc sử dụng thuốc giảm đau khi đang trong quá trình niềng răng là một quyết định mà bạn nên tham khảo ý kiến, lời khuyên từ bác sĩ đang thực hiện điều trị niềng răng cho bạn. Trong suốt quá trình này, có nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng, nằm trong phạm vi bình thường về mặt sinh lý và thường không cần đến việc sử dụng thuốc giảm đau.
Quan trọng nhất là bạn không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau khi chưa được sự cho phép từ bác sĩ. Điều này có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn.
Niềng răng là cả một quá trình dài được lập kế hoạch cẩn thận bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm. Cũng chính vì thế mà bạn cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc, quy định cũng như lời khuyên mà bác sĩ đưa ra để có được một kết quả niềng tốt nhất.
Thông thường, mức đau nhức khi niềng răng không vượt quá khả năng chịu đựng của hầu hết mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn đang phải đối mặt với những cơn đau mà không thể chịu đựng được, bạn nên tham khảo ý kiến và hướng dẫn của bác sĩ hoặc thực hiện các biện pháp giảm đau tại nhà dưới dây.
Top 10 cách giảm đau khi niềng răng tại nhà
Có khá nhiều cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả. Dưới đây Nha khoa Minh Châu sẽ gợi ý với bạn một số cách nhiều người thường áp dụng.
Sử dụng sáp nha khoa
Sau khi gắn mắc cài, các bộ phận như má,môi, nướu, lưỡi chưa quen có thể tạo cảm giác khó chịu và vướng víu. Bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để giảm thiểu cảm giác khó chịu này.
Ngậm nước lạnh
Bạn nên ngậm nước lạnh hoặc sữa chua lạnh để làm dịu đi những cơn đau nhức ở răng. Tuy nhiên, phương pháp này không nên sử dụng với những người bị ê buốt răng nặng.
Chườm đá lạnh vào vị trí bị đau
Chườm đá lạnh là cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả và đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Với phương pháp này, bạn chỉ cần chườm đá vào vùng má đang bị đau, mỗi lần chườm khoảng 15 phút, giúp giảm đau hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến răng.
Chườm nóng vào vị trí bị đau
Tương tự như chườm đá lạnh, bạn có thể sử dụng khăn ấm/nước ấm hoặc miếng dán nhiệt đặt lên vị trí đau. Cảm giác ấm nóng sẽ ngay lập tức xoa dịu ngay cơn đau của trong tích tắc.
Súc miệng bằng nước muối
Trong quá trình niềng răng có thể xảy ra các vấn đề môi, má, nướu bị trầy xước do vướng vào các mắc cài gây đau khó chịu thì bạn có thể pha nước muối ấm để súc miệng. Điều này giúp tăng đề kháng cho nướu, diệt khuẩn và giảm đau nhức.
Vệ sinh răng sạch sẽ
Bạn cần phải tuân thủ việc đánh răng nhằm đảm bảo rằng các mảng bám và vụn thức ăn không bị tồn đọng ở mắc cài gây sâu răng. Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày nhằm giúp cho khoang miệng sạch sẽ cùng với hơi thở thơm mát. Đây cũng được biết đến là cách giảm đau khi niềng răng vô cùng hiệu quả.
Massage vùng răng nướu
Phương pháp massage là lựa chọn tốt cho mọi trường hợp, kể cả khi bạn không gặp vấn đề đau răng. Massage vùng nướu giúp cải thiện sự lưu thông khí huyết và tăng độ săn chắc cho nướu. Cách massage rất đơn giản, bạn chỉ cần xoa nhẹ nhàng trên nướu, giúp giảm đi một phần cảm giác đau và khó chịu cho toàn hàm.
Uống thuốc giảm đau
Việc uống thuốc giảm đau khi đang niềng răng là một cách giảm đau khi niềng răng nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, việc uống thuốc giảm đau cần thực hiện theo sự chỉ định của bác sĩ, uống theo liều lượng được quy định và không được tự ý uống hoặc lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau, vì điều này có thể gây hại đến sức khỏe.
Ăn các loại thức ăn mềm
Trong những ngày răng bị đau, bạn nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, hoặc cắt nhỏ thức ăn giúp giảm áp lực khi nhai, sẽ giúp răng đỡ đau nhức hơn. Nếu đang đau răng mà bạn vẫn ăn các loại thực phẩm cứng hay thực hiện các động tác cắn xé thức ăn sẽ khiến cho răng đau nhiều hơn nữa.
Giữ trạng thái tâm lý ổn định, kiên nhẫn
Đau răng chỉ là thách thức nhỏ bạn cần vượt qua để sở hữu một hàm răng đều đẹp. Do đó, việc duy trì tâm lý ổn định và kiên nhẫn trong những lúc đau răng sẽ giúp làm cho những cơn đau liên quan đến việc niềng răng trở nên đơn giản và dễ giải quyết hơn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHA KHOA MINH CHÂU
- Cơ sở 1: Căn số 4 – Khu Liền Kề Trần Bình (Đối diện 158 Trần Bình), Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Cơ sở 2: 401 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Facebook: Nha khoa Minh Châu
- Youtube: Nha khoa Minh Châu
- Tiktok: Nha khoa Minh Châu
- Website: nhakhoaminhchau.com
- Hotline: 0868.594.666 / 0246.294.6262