Nhổ răng luôn là một vấn đề đáng lo ngại và gây sợ hãi không chỉ với trẻ em mà còn người lớn. Mất răng sẽ mang đến nhiều ảnh hướng cho sức khỏe, răng miệng, cũng như cả cơ thể, do đó nhiều người truyền tai nhau không nên nhổ răng, dù răng khôn có mọc lệch, răng chết tuỷ, răng chen chúc… Thế nhưng, đôi khi việc nhổ răng là cần thiết trong quá trình điều trị tại nha khoa. Vậy nhổ răng cần chú ý điều gì? Hãy cùng Nha Khoa Minh Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Những điều căn bản về nhổ răng
Vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng các răng trên cung hàm bị hư tổn, suy yếu và lung lay. Lúc này, có nên nhổ răng hay không sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng miệng và sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Các bác sĩ nha khoa sẽ luôn ưu tiên điều trị cho răng thay vì loại bỏ. Cho đến khi tất cả các phương án đều không thể áp dụng hoặc không có tác dụng, bác sĩ mới chỉ định nhổ răng.
Các bác sĩ tại Nha Khoa Minh Châu thực hiện nhổ răng khôn mọc ngầm cho bệnh nhân
Nhổ răng là một kỹ thuật nha khoa giúp loại bỏ răng thật, do các vấn đề về bệnh lý, hư tổn và răng không còn đảm bảo được các chức năng cơ bản. Nhổ răng mang tính chất là một cuộc tiểu phẫu nên sẽ có các quá trình liên quan đến gây tê, nhổ răng và các vấn đề đau nhức sau đó. Bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lý và sức khỏe khi được chỉ định nhổ răng.
Sau khi nhổ răng, bệnh nhân tốt nhất là lựa chọn cấy ghép Implant để phục hình lại răng đã mất. Nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng do việc mất răng gây ra.
2. Trường hợp được chỉ định và chống chỉ định nhổ răng
2.1 Trường hợp chỉ định
Chỉ định tại chỗ:
Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sau khi tiến hành kiểm tra hay phát hiện gặp một số vấn đề sau:
Các trường hợp nhổ răng hay không cần tuân theo chỉ định và phương án điều trị của bác sĩ
- Phần chân răng, phần thân bị phá hủy nhiều, mất đi các chức năng và không thể điều trị hay tái tạo được.
- Răng bị viêm nhiễm mãn tính, điều trị tủy nhiều lần nhưng vẫn tái phát, có các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Răng mắc các bệnh lý răng miệng, gây ảnh hưởng đến các biến chứng tại chỗ như viêm xoang, viêm tổ chức liên kết, viêm xương.
- Răng bị viêm nhiễm mãn tính, điều trị tủy nhiều lần nhưng vẫn tái phát, sẽ biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Răng mọc lệch, mọc ngầm, răng thừa dị dạng sẽ gây biến chứng rất nhiều.
- Răng gây ra các biến chứng tại chỗ như viêm xoang, viêm xương và viêm tổ chức liên kết.
- Răng mọc lệch, mọc ngầm và răng thừa dị dạng gây biến chứng nhiều lần.
- Răng có chân gãy bị sang chấn.
- Răng sữa đến tuổi thay răng để không gây ra những cản trở cho việc mọc răng vĩnh viễn.
Chỉ định theo yêu cầu chỉnh hình hoặc phục hình răng
- Quá trình niềng răng răng cho những trường hợp bị vẩu, hô, răng mọc chen chúc sẽ không được chỉ định loại bỏ. Sau đó mới đeo niềng kéo chân răng.
- Răng bị lung lau, sẽ được tiến hành nhổ bỏ và trồng lại.
Chỉ định tổng quát
- Răng bị nhiễm khuẩn nghi gây viêm thận, viêm nội tâm mạc, viêm khớp và bắt buộc nhổ theo yêu cầu của bác sĩ nội khoa.
- Quá trình điều trị một khối u nào ở vùng hàm mặt, những răng nằm trên đường đi của tia xa trong việc điều trị sẽ được nhổ bỏ.
2.2 Trường hợp bị chống chỉ định
Chống chỉ định tại chỗ
- Bệnh nhân mắc bệnh viêm cấp tính thì phải đợi qua giai đoạn cấp tính mới nhổ bỏ vì dễ gây nhiễm khuẩn lan rộng.
- Viêm miệng, viêm lợi cấp tính
- Viêm khớp răng cấp tính
- Viêm xoang cấp tính thì sẽ không nhổ răng
Chống chỉ định tạm thời
- Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến rối loạn tim mạch, máu, tiểu đường,… cần phải uống thuốc ổn định bệnh lý và cần có chỉ định của bác sĩ mới tiến hành nhổ.
- Bệnh nhân bị bệnh tâm thần, động kinh phải dùng đến thuốc an thần vài ngày trước khi nhổ.
- Phụ nữ mang thai, trong thời kỳ kinh nguyệt không nên nhổ
Chống chỉ định vĩnh viễn
- Bệnh nhân bị ung thư bạch cầu sẽ chảy máu và dễ bị nhiễm khuẩn.
- Bệnh nhân đã điều trị tia X vùng hàm mặt, xương hàm sẽ bị tử hoại.
3. Có những biện pháp nhổ răng nào?
Trên thực tế, có nhiều phương pháp loại bỏ răng khác nhau. Trước khi tiểu phẫu, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể dựa trên kết quả chụp X-quang. Những biện pháp nhổ răng phổ biến là:
Nhổ bôi tê và tiêm tê ở trẻ em: Đây là phương pháp được chỉ định cho hầu hết các răng sữa đã lung lay. Điều này giúp trẻ giảm nỗi đau và sợ hãi trong quá trình nhổ.
Nhổ gây mê hoặc gây tê theo chỉ định của bác sĩ: Sau khi thăm khám sức khỏe bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê có kiểm soát lên vùng răng cần nhổ.
4. Nhổ răng có nguy hiểm hay không?
Nhổ răng thực ra chỉ là một tiểu phẫu khá đơn giản, không gây ra nguy hiểm nào đối với bệnh nhân. Bệnh nhân cũng có thể yên tâm rằng trước khi tiến hành, Nha khoa Minh Châu sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định chính xác tình trạng của răng, giúp quá trình diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.
Khách hàng đến Nha Khoa Minh Châu vô cùng an tâm khi sử dụng dịch vụ tại Nha Khoa
Tuy nhiên, để mức độ an toàn của ca nhổ răng đạt độ tuyệt đối, sẽ cần đảm bảo một số yêu cầu bắt buộc sau:
- Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao.
- Quy trình nhổ được tiến hành chuẩn kỹ thuật với đầy đủ các bước.
- Trước khi nhổ, bệnh nhân cần thông báo trung thực cho bác sĩ về một số bệnh lý nền của cơ thể (nếu có) như: Tiểu đường, cao huyết áp, các bệnh tim mạch, đường máu,… để các bác sĩ nắm được và đưa ra phương án xử lý thích hợp.
5. Lưu ý trước và sau khi nhổ răng
5.1 Trước khi nhổ răng
- Bạn cần chuẩn bị tâm lý thoải mái, không được quá lo lắng, căng thẳng như vậy sẽ gây cản trở cho quá trình thực hiện nhổ răng của bác sĩ.
- Các vấn đề về bệnh lý, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân về tiểu đường, tim mạch, phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt,… cần được báo với bác sĩ. Trước khi nhổ răng, bạn sẽ được bác sĩ tiến hành kiểm tra tổng quát về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
- Đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều sau khi được ăn no là thời điểm phẫu thuật thích hợp nhất. Bác sĩ sẽ theo dõi trình trạng của bệnh nhân chảy máu sau nhổ.
5.2 Sau khi nhổ răng
- Sau khi nhổ xong, tình trạng sưng đau, chảy máu và khá há miệng là chuyện bình thường. Vì vậy cần giữ chặt gạc sạch, bông gòn trong khoảng 30 phút để ngăn chảy máu. Để giảm sưng đau, bệnh nhân cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Trong 24 sau khi nhổ, thay vì dùng chải răng nên dùng nước muối sinh lý súc miệng. Dùng khăn lạnh, đá để chườm lên má, vùng ngoài để giảm đau.
- Nên tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý uống thuốc kháng sinh, không dùng vật nhọn hay tay để kiểm tra vết thương.
- Nếu nhận thấy chảy máu liên tục, sưng đau bất thường thì bệnh nhân cần trực tiếp đến gặp bác sĩ để kiểm tra, xử lý kịp thời.
- Sau khi nhổ, buổi tối đầu tiên cần ngủ sớm, không được dùng đồ có cồn.
- Bạn nên dùng đồ mềm, dễ tiêu hóa và uống nhiều nước khi vết thương chưa lành. Không nên ăn những đồ ăn quá cay nóng, lạnh, chất kích thích hoặc nước có gas.
Nên ăn thức ăn mềm như cháo thay vì các món ăn cứng, cay nóng sau khi nhổ răng
Nha khoa Minh Châu là địa điểm đáng tin cậy để khách hàng lựa chọn khi quyết định chỉnh nha. Khi đến Nha Khoa Minh Châu, khách hàng có thể thực hiện khám tổng quát sức khỏe răng miệng, lấy cao răng, nhổ răng khôn, niềng răng bằng các phương pháp như sử dụng mắc cài kim loại, mắc cài sứ hay niềng răng invisalign,… tùy theo nhu cầu cá nhân.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa cùng sự hỗ trợ của các trang thiết bị và máy móc hiện đại, đội ngũ y bác sĩ của Nha Khoa Minh Châu sẽ giúp khách hàng chẩn đoán và giải quyết các vấn đề về răng miệng một cách hiệu quả nhất.
Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi ngay khi bạn cần:
Địa chỉ:
– Cs1: Căn số 4 – Khu Liền Kề Trần Bình (Đối diện 158 Trần Bình)- Mỹ Đình- Nam Từ Liêm- Hà Nội.
– Cs2: 401 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
Facebook : Nha Khoa Minh Châu