Menu Đóng

Cắt cuống răng

Hiện nay, phẫu thuật cuống răng được đánh giá là phương pháp điều trị tối ưu nhất cho người bị viêm quanh cuống răng. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là bảo toàn răng thật mà không cần phải nhổ loại bỏ. Vậy phẫu thuật cắt cuống răng là gì? Tại bài viết này, chuyên gia Nha Khoa Minh Châu sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

1. Phẫu thuật cắt cuống răng là gì?

Cuống răng là bộ phận nằm ở vị trí cuối cùng của chân răng và sâu bên trong xương hàm. Khi chóp răng bị viêm sẽ khiến nướu sưng tấy, mưng mủ. Nếu không điều trị sớm, vi khuẩn sẽ tấn công tủy gây nhiễm trùng chân răng, hậu quả làm mất răng.

Phẫu thuật cắt cuống răng là thủ thuật nha khoa loại bỏ phần cuống răng bị viêm, lỗ chóp viêm hay ống tủy còn sót lại do điều trị tủy không triệt để. Đây là phương pháp điều trị tối ưu giúp bảo toàn răng thật mà không cần phải nhổ bỏ.

2. Các trường hợp chỉ định và chống chỉ định cắt cuống răng

2.1 Trường hợp chỉ định

  • Răng bị viêm quanh cuống răng mặc dù điều trị nội nha tốt.
  • Răng bị viêm quanh cuống răng và điều trị nội nha không tốt và có thể điều trị lại vì: 

Ống tủy tắc, ống tủy quá cong, post và cone trong ống tủy, gãy dụng cụ nhỏ trong ống tủy.

  • Răng bị viêm quanh cuống răng do điều trị nội nha không thể hoàn tất do:

Đẩy dị vật vào vùng cuống răng, thủng thành dưới buồng tủy, thủng chân răng, gãy phần ba dưới của răng, dị dạng răng( răng trong răng).

Ở các trường hợp trên, nếu sau khi cắt cuống răng mà lỗ chóp răng không được bịt kín thì hàn ngược là bắt buộc.  Mục đích của hàn ngược là ngăn cản đường ra của vi khuẩn và những sản phẩm của tủy hoại tử còn lại trong ống tủy.

2.2 Trường hợp chống chỉ định

Những trường hợp chống chỉ định cho phẫu thuật trong miệng bao gồm: 

  • Tuổi bệnh nhân, vấn đề về toàn thân ( bệnh tim mạch,bạch cầu cấp, lao…).
  • Răng có tình trạng nha chu nặng( túi lợi sâu, tiêu xương nhiều).
  • Răng có chân răng ngắn.
  • Các răng có cuống răng liên quan gần với cấu trúc giải phẫu (như xoang hàm, ống răng dưới, lỗ cằm, lỗ răng cửa hay lỗ khẩu cái lớn) mà khi phẫu thuật dễ gây tổn thương.

3. Cắt cuống răng có đau không?

Khi nhắc đến phẫu thuật, nhiều người cảm thấy khá e ngại và sợ sệt về vấn đề cắt cuống răng có đau không? Trong nha khoa, đây chỉ là tiểu phẫu đơn giản và thực tế nó không kinh khủng như nhiều người vẫn nghĩ. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát và tiêm tê vào vùng nướu răng cần điều trị. Toàn bộ quá trình diễn ra trong khoảng 60 phút, khá nhanh chóng và không hề gây đau đớn. Có chăng chỉ là cảm giác hơi nhói khi bác sĩ tiêm tê ban đầu.

Sau khi hết thuốc tê, người bệnh có thể cảm thấy hơi nhức và ê buốt nhẹ tại vị trí vừa phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng bởi vì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và kháng viêm với liều lượng phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ tại Nha Khoa Minh Châu còn hướng dẫn thêm những cách giảm đau đơn giản tại nhà nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhé.

4. Cắt cuống răng có nguy hiểm không? Bao lâu thì hồi phục?

Cắt cuống răng được đánh giá là tiểu phẫu nha khoa đơn giản, không gây nguy hiểm và chỉ mất khoảng 5-7 ngày người bệnh có thể khôi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, bất kỳ ca phẫu thuật nào có thể xảy ra rủi ro không mong muốn. Trong đó, tay nghề của bác sĩ là yếu tố chính quyết định điều này. Vậy nếu phẫu thuật cắt cuống răng không đúng kỹ thuật thì người bệnh có thể phải đối mặt với biến chứng gì? Cụ thể:

  • Viêm quanh cuống răng

Mục đích của cắt cuống răng là loại bỏ phần cuống răng bị viêm. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, phần cuống viêm không được loại bỏ triệt để thì bệnh có nguy cơ tái phát rất cao. Lúc này, bác sĩ bắt buộc phải điều trị lại từ đầu gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh.

  • Biến chứng do gây mê

Gây tê là một trong những thủ thuật cần thiết trước khi tiến hành phẫu thuật nhằm giảm đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên có một số trường hợp mẫn cảm với thành phần của thuốc sẽ bị dị ứng toàn thân, nghiêm trọng hơn là lên cơn đau tim, co thắt phế quản.

  • Tụ máu và tổn thương thần kinh

Các cấu trúc giải phẫu quan trọng như sàn mũi, xoang hàm trên, ống thần, dây thần kinh răng dưới… có thể bị tổn thương do khoan tác động. Tổn thương mạch máu dẫn đến chảy máu lâu cầm.

Nói chung, muốn phẫu thuật cắt cuống răng đảm bảo an toàn, hiệu quả, người bệnh nên cân nhắc lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững vàng, trách nhiệm cao.

Điều trị cắt cuống răng bằng nội nha

5. Quy trình thực hiện cắt cuống răng tại Nha Khoa Minh Châu

Bước 1: Thiết kế vạt

Dựa vào vị trí của răng cũng như sự hiện diện của túi nha, phục hình răng giả, diện tích tổn thương quanh cuống răng để thiết kế vạt phù hợp nhất.

Hiện nay, có 3 kiểu vạt được dùng phổ biến trong cắt cuông răng là vạt tam giác, vạt bán khuyên và vạt hình thang.

Vạt bán khuyên được các nha sĩ chỉ định dùng trong cắt cuống răng với các tổn thương nhỏ, và ở phía trước cửa hàm để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lành vết thương cũng như tránh để lại sẹo xấu. Tuy nhiên, đường rạch phải cách xa bờ tổn thương để khi đóng vết thương lại, vạt sẽ nằm trên xương lành.

Bước 2: Định vị và bộc lộ cuống răng:

Những tổn thương ở cuống răng làm thủng xương phía tiền đình, khiến việc định vị và bộc lộ cuống răng sẽ dễ dàng hơn. Còn nếu xương phía tiền đình mỏng, không bị thủng thì có thể sử dụng cây thăm rò để loại bỏ tổ chức xương phủ, xác định cuống răng một cách chính xác.

Nếu xương tiền đình dày thì định vị cuống răng bằng đũa ống tủy hoặc thước đo chiều dài ống tủy để biết được chiều dài của cuống răng. Sau đó, các bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan tròn tạo cửa sổ xương, để lộ cuống răng.

Đối với tổn thương cuống răng rộng, xương phủ mỏng thì có thể sử dụng mũi khoan để mở rộng xương đủ rộng để nạo các bệnh lý ở cuống răng rồi cắt bỏ.

Bước 3: Cắt cuống răng

Sử dụng mũi khoan trụ với mặt nghiêng 45 độ để cắt cuống răng khoảng 2-3 mm. Sau đó nạo một lần nữa các bệnh lý quanh cuống răng, nhất là các tổ chức phía sau. Tuy nhiên, nếu ống tủy chưa kín hoàn toàn thì cần phải thực hiện hàn ngược.

Bước 4: Hàn ngược

Sau khi các bệnh lý quanh cuống răng đã được nạo sạch, nha sỹ sẽ sử dụng một miếng bông nhỏ có tẩm thuốc vào ổ xương để cầm máu. Sau đó, dùng mũi khoan tròn nhỏ tạo xoang khoảng 2mm ở ống tủy, rồi dùng mũi khoan chóp ngược cho chất hàn bám dính.

Bước 5: Rửa vết thương và khâu đóng vạt

Sử dụng huyết thanh mặt đăng trương để bơm rửa vết thương. Sau đó chụp X-quang lại để kiểm tra xem chất gắn còn còn sót lại ở vùng da tổn thương không. Kết thúc khâu đóng vạt và kiểm tra lại sau 6-12 tuần.

Các Bác sĩ tại Nha Khoa Minh Châu tiến hành cắt cuống răng

6. Chăm sóc răng sau khi phẫu thuật cắt cuống răng như thế nào?

Chăm sóc răng miệng sau phẫu thuật ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị cuối cùng. Nếu người bệnh không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ sẽ khiến vết thương lâu lành, thậm chí có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trong. Dưới đây là một số lưu ý chăm sóc răng sau khi phẫu thuật điều trị viêm quanh chóp răng.

  • Không ngậm hoặc súc miệng bằng nước muối vì nước muối có thể làm vết thương chảy máu, kéo dài thời gian hồi phục. Sau khi ăn, chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước lọc, tránh tạo áp lực động chạm đến vết mổ.
  • Chườm đá lên mặt bên ngoài tại vị trí phẫu thuật. Đá lạnh có tác dụng giảm sưng hiệu quả. Mỗi lần chườm từ 15 – 20 phút, cách 1 tiếng chườm 1 lần.
  • Sau 24 giờ làm phẫu thuật, bạn chỉ nên dùng chỉ tơ nha khoa, cạo lưỡi và đánh răng nhẹ nhàng. Tránh đưa bàn chải đến gần vết mổ.
  • Trong 2-3 ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh nên ăn đồ mềm, dễ nuốt như cháo, súp,… Lưu ý để nguội trước khi ăn vì thay đổi nhiệt độ thất thường khiến răng dễ kích ứng.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, canxi, chất khoáng thiết yếu có trong rau xanh, hoa quả tươi, tôm, cá, trứng sữa,… Đặc biệt, người sau phẫu thuật nên uống sữa vì đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, rất tốt cho sức khỏe.
  • Hạn chế tối đa thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích, thuốc lá, nước ngọt có gas, caffeine,…
  • Ăn đủ bữa, dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng và làm việc quá độ.
  • Uống thuốc theo đơn, không tự ý  liều hoặc kéo dài liệu trình khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra tình trạng của vết mổ, phòng ngừa trường hợp nhiễm trùng hoặc vấn đề khác.

Nha khoa Minh Châu là địa điểm đáng tin cậy để khách hàng lựa chọn khi quyết định chỉnh nha. Khi đến Nha Khoa Minh Châu, khách hàng có thể thực hiện khám tổng quát sức khỏe răng miệng, lấy cao răng, nhổ răng khôn, niềng răng bằng các phương pháp như sử dụng mắc cài kim loại, mắc cài sứ hay niềng răng invisalign,… tùy theo nhu cầu cá nhân.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa cùng sự hỗ trợ của các trang thiết bị và máy móc hiện đại, đội ngũ y bác sĩ của Nha Khoa Minh Châu sẽ giúp khách hàng chẩn đoán và giải quyết các vấn đề về răng miệng một cách hiệu quả nhất.

Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi ngay khi bạn cần: 

Nha khoa Minh Châu

Địa chỉ:

– Cs1: Căn số 4 – Khu Liền Kề Trần Bình (Đối diện 158 Trần Bình)- Mỹ Đình- Nam Từ Liêm- Hà Nội.

– Cs2: 401 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. 

Facebook : Nha Khoa Minh Châu

 

Posted in Quy Trình Tái Sinh Tuỷ Với Vật Liệu Sinh Học

Bài viết nổi bật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0868.594.666